XIN ĐỪNG EM NHÉ

 

Anh có thể bỏ dở ván cờ

để đưa em đi chùa

lễ Phật

có thể tắt ngay tiếng nhạc

cho em được thanh thản tụng kinh

 

Anh cũng có thể cố quên

(nếu là rằm hay mùng một)

món canh chua cá lóc (1)

để chiều nay

cùng em ăn chay

 

Nhưng nếu lúc lên giường hành lạc

em vẫn cứ tay lần tràng hạt

mồm niệm Nam Mô

trong khi chim, vú nhấp nhô

theo nhịp nắc

anh sẽ đạp em xuống giường tức khắc

và từ đó em ơi

chúng mình mỗi đứa một nơi.

 

Chú Thích:

 

1/ Món anh thích nhất

 

Lời Bàn Của Tác Giả

 

Làm thơ giống như làm tình. Phải để hết tâm hồn vào cuộc chơi. Khi lên giường với người yêu phải vứt bỏ hết, từ chí lớn trong thiên hạ cho đến những vụn vặt chén cơm manh áo trong cuộc sống hàng ngày. Có thế mới dễ bò lên tới đỉnh Vu Sơn, có thế mới có thể chết chìm trong sông Ân, bể Ái.

 

Với thơ cũng vậy. Nếu không để hết tâm hồn vào tứ thơ, những toan tính vị kỷ của lý trí sẽ chen vào làm khựng lại dòng chảy của thơ, làm thi sĩ cụt hứng.

 

Lý trí rất cần thiết cho hầu như mọi sinh hoạt của cuộc sống con người. Nhưng với thơ, nó là kẻ thù số một. Không cẩn trọng, nó sẽ len lỏi vào tận hang cùng, ngõ hẹp của tâm hồn để khi thì rù rì thuyết phục, lúc lại cao giọng hối thúc, khiến nhà thơ ngập ngừng, bối rối, nửa muốn tiến, nửa lại muốn lùi, không dám phóng tay xuống bút.

 

Cứ nghe lời lý trí thì khối cảm xúc của nhà thơ sẽ không phình to lên được, bởi khi đã bình tâm suy nghĩ thì hào khí ngất trời cũng xẹp dần như bong bóng bị xì hơi. Khi lý trí đã trụ ở trong lòng thì đau thương chất ngất sẽ nguôi ngoai, hận thù đằng đằng sẽ lắng xuống, tình yêu bỏng cháy sẽ nguội dần đi.

 

Làm thơ cũng giống ăn phở. Phải nóng hổi mới ngon. Để nguội, bánh phở trương phình ra, nước dùng đóng váng mỡ. Lúc ấy, cố nuốt cũng khó vào chứ đừng nói đến thưởng thức cái ngon, cái ngọt. Cũng vậy, cảm xúc còn nóng hổi thì câu thơ mới có hơi sức. Khi cơn (cơn điên, cơn giận, cơn ghen…) đã hạ thì bài thơ có cố viết ra cũng chỉ là cái xác không hồn.

 

Chỉ có lúc cao hứng, thật cao hứng, mới có thể “nói thật, nói thẳng được, nổi điên lên mà nói, nói mặc kệ thiên hạ sự, nói cóc sợ ai, không ‘quan trên trông xuống, người ta trông vào’, và lúc ấy mới có thể “viết được mấy lời kha khá” (Nguyễn thị Hoàng Bắc – Thơ Đến Từ Đâu - Nguyễn Đức Tùng).

 

 

Trở về trang chính:

 

https://phamnhibinhtho.blogspot.com/2023/11/trang-blog-tho-pham-uc-nhi_21.html


Comments

Popular posts from this blog

MỘT CHÚT TÂM TÌNH

QUÊ HƯƠNG - KẺ ĐI NGƯỜI Ở

Gặp Chúa