QUÊ HƯƠNG - KẺ ĐI NGƯỜI Ở
Viết sau khi đọc:
Bài thơ Tạ Lỗi Trường Sơn của Đỗ Trung Quân
Mấy câu thơ của một ông thợ hớt tóc ở Đồ Sơn:
"Thiên đình còn đang thối
Hạ giới thơm làm sao?
Bất cứ địa phương nào
Sờ vào đâu cũng thối"
"Quê hương là chùm khế ngọt
Ai cao thì hái được nhiều”
“Quê hương là chùm khế ngọt”
sao bây giờ cắn quả khế nào
anh cũng che mặt bảo…chua?
nhưng muốn được lòng người anh yêu (1)
anh nói bừa là khế ngọt?
Hay tại sống với kẻ vô tình
lâu rồi khế ngọt cũng thành chua?
“đường đi học
con về rợp bướm vàng bay”
giờ sao chỉ thấy
rợp trời bay cờ đỏ?
Có phải tại ngày xưa anh thổi phồng con số?
Hay tại bướm vàng… sợ cờ đỏ bay đi?
Anh còn hát về
con diều biếc, con đò nhỏ, chiếc cầu tre
cả hàng cau đầu hè
hoa trắng xóa
như muốn nài nỉ:
“Người Việt ơi! Bỏ quê hương đi, sao nỡ!”
Nhưng những thứ ấy làm sao đổi được áo cơm
và một chút tự do
để sống cuộc sống của con người?
gần gũi lâu ngày thành thân thương
có người gọi là quê hương
có người gọi là kỷ niệm
một lần đem hết kỷ niệm của đời mình
đổi lấy hai chữ tự do
rồi ngày lại ngày
lênh đênh trên con thuyền viễn xứ
kỷ niệm hiện về
lòng quặn thắt nhớ thương
hát mấy bài ca
ngâm mấy vần thơ
mà ở quê hương người ta cho là đồ quốc cấm
được sống giữa lòng kỷ niệm
không bồn chồn khi trời nắng
chẳng ray rứt lúc trời mưa
nhưng cắn phải quả khế chua
lắm khi phải gượng cười
nói là khế ngọt.
(284 chữ)
Phạm Đức Nhì
nhidpham@gmail.com
(1) nhưng lại không yêu anh
Minh Họa Kỹ Thuật Gieo Vần:
Ngày xưa anh hát:
“Quê hương là chùm khế ngọt”
sao bây giờ cắn quả khế nào
anh cũng che mặt bảo… chua?
nhưng muốn được lòng người anh yêu (1)
anh nói bừa là khế ngọt?
Hay tại sống với kẻ vô tình
lâu rồi khế ngọt cũng thành chua?
“đường đi học
con về rợp bướm vàng bay”
giờ sao chỉ thấy
rợp trời bay cờ đỏ?
Có phải tại ngày xưa anh thổi phồng con số?
Hay tại bướm vàng… sợ cờ đỏ bay đi?
Anh còn hát về con diều biếc, con đò nhỏ, chiếc cầu tre
cả hàng cau đầu hè hoa trắng xóa
như muốn nài nỉ:
“Người Việt ơi! Bỏ quê hương đi, sao nỡ!”
Nhưng những thứ ấy làm sao đổi được áo cơm
và một chút tự do
để sống cuộc sống của con người?
gần gũi lâu ngày thành thân thương
có người gọi là quê hương
có người gọi là kỷ niệm
một lần đem hết kỷ niệm của đời mình
đổi lấy hai chữ tự do
rồi ngày lại ngày
lênh đênh trên con thuyền viễn xứ
kỷ niệm hiện về
lòng quặn thắt nhớ thương
hát mấy bài ca
ngâm mấy vần thơ
mà ở quê hương người ta cho là đồ quốc cấm
được sống giữa lòng kỷ niệm
không bồn chồn khi trời nắng
chẳng ray rứt lúc trời mưa
nhưng cắn phải quả khế chua
lắm khi phải gượng cười
nói là khế ngọt.
KỸ THUẬT THƠ:
1/ Thơ Mới Biến Thể, nhất khí liền mạch/ Tứ thơ chảy thành dòng.
2/ Vần: Vần chân liên tiếp là chính, cũng có chen vào vần lưng, vừa ngọt
3/ Số chữ trong câu: Thay đổi với biên độ rất rộng
4/ Dòng âm điệu: Thông thoáng/ tốc độ khá nhanh
5/ Nhịp điệu: Uyển chuyển, sinh động
6/ Dòng tứ thơ + dòng âm điệu phát sinh dòng cảm xúc, 3 dòng nhập một
7/ Độ dài: 284 chữ
8/ Hồn thơ: Tùy bạn đọc cảm nhận
Trở về trang chính:
https://phamnhibinhtho.blogspot.com/2023/11/trang-blog-tho-pham-uc-nhi_21.html
Comments
Post a Comment