VỀ MỘT DÒNG SÔNG ĐÃ MẤT
(Thân tặng Hoàng Đức Doanh)
Có một thời
anh với tôi
hai thằng lính chiến
ở hai đầu trận tuyến
anh: “Anh bộ đội cụ Hồ”
vai khoác AK
tôi: Người lính Việt Nam Cộng
Hòa
tay cầm M16
cả hai đều dốc lòng chiến
đấu
một thằng vượt Trường Sơn
mong thống nhất quê hương
thằng kia, canh giữ từng mảnh
vườn
xóm thôn, dãy phố
bảo vệ cuộc sống tự do,
dân chủ
Hai đứa con yêu của mẹ Việt
Nam
cùng máu đỏ da vàng
chĩa súng vào ngực nhau và
… bắn
Giữa anh và tôi
có khi chỉ một tầm đạn
nhưng trong mỗi tâm hồn
trong mỗi trái tim
là riêng cả một lý tưởng một
niềm tin
khoảng cách ấy
chúng ta đã đo bằng rất
nhiều máu xương, da thịt
Năm 1975
chiến tranh chấm dứt
đoàn quân anh thắng trận
thẳng tiến Sài Gòn
tôi ngậm ngùi buông súng
bước vào trại tập trung
Thời gian hờ hững trôi qua
người lính nhảy dù oai
dũng năm xưa
chống nạng trở về nhà
cha mất xác trên rừng già
mẹ vẫn dầm sương dãi nắng
các em tứ tán
bỏ học hành cầu thực tha
phương
nhìn các anh nghênh ngang
xéo nát quê hương
khoảng cách hai ta
lúc ấy thêm cả một dòng
sông thù hận
Thế rồi số phận đẩy đưa
tôi thành công dân Mỹ
anh trở về quê xưa Phủ Lý
nổi danh Tam Kiệt (1) tỉnh
Hà Nam
giúp dân oan
chống lại sự hà hiếp của bạo
quyền cộng sản
Chúng ta quen nhau qua người
bạn
trong giới văn chương
thư qua, thư lại trên
internet
Anh gởi cho tôi
tâm tình của bà con mình
trong nước
những tin tức chưa “biên tập”
và thường “chưa được đăng
trên báo Nhân Dân” (2)
Tôi chuyển về anh
cảm xúc chân thành
của người Việt hải ngoại
những thông tin mới ra lò,
nóng hổi
mà ở quê nhà
anh hiếm có cơ hội
được đọc, được nghe
Và cứ thế khoảng cách giữa
hai kẻ cựu thù
mỗi ngày lại ngắn đi một
ít
Hải Phòng mấy tuần liền
mưa phùn, gió bấc
bỗng nhiên trời tạnh, mây
quang
cho tôi đáp xe đến Hà Nam
Gặp nhau tay bắt mặt mừng
chưa nói lời nào đã nghe
lòng cảm mến
anh đưa vợ chồng tôi thăm
chùa Bái Đính (3)
rồi những bữa cơm gia đình
những tối bên tách trà hàn
huyên
thằng lính nhảy dù trong
tôi ngoan ngoãn ngủ yên
ông cán bộ tuyên giáo
trong anh
cũng trốn biệt tăm, biệt
tích
sau bao năm nén dồn uất ức
làm người dân thường,
dưới chế độ cộng sản
Chúng ta không tranh luận
mà chỉ cùng nhau thổ lộ
tâm tình
anh kể về nỗi khổ của dân
oan
mà chính anh cũng là nạn
nhân
bị cướp nhà, chiếm đất
về nỗi buồn bị bưng tai, bịt
mồm, che mắt
nhưng những hành vi bán nước
đớn hèn
những tham nhũng, thối
nát, lạm quyền
cứ xoáy vào tim
Tôi lan man về cuộc đời xa
xứ
từng đổ không ít mồ hôi
có khi cả nước mắt
những tháng năm đầu trên
đường hội nhập
và dù đang hít thở không
khí tự do
không còn nghĩ ngợi chuyện
đói no
con cái học hành nên người
vẫn quay quắt nhớ làng
xưa, phố cũ
Hôm nay đọc bài thơ anh tặng
lòng rộn ràng vui
không phải vì chuyện sai,
đúng ở đời (4)
(những tranh cãi kiểu ấy
tôi đã bỏ ngoài tai
từ lâu lắm)
vui vì đã có người sẻ
chia, thông cảm
nguồn cơn nỗi bất hạnh của
quê hương
đã cất tiếng nói
đã vung bút
đã lên đường
đấu tranh chống độc tài đảng
trị
chống đảng cậy quyền
hiếp người cô thế
bán rẻ tài nguyên quốc gia
bán cả giang sơn, cõi bờ
bỏ vào túi tham riêng
không đáy
Ngay giây phút này đây
mình cách nhau có đến hơn
hai mươi giờ bay
(không biết bao nhiêu ngàn
cây số?)
những mất mát đau thương của
gia đình
đồng đội, bạn bè
vẫn hiện ra rất rõ
nhưng nghĩ đến anh
lại thấy rất gần gũi, thân
tình
Và thật lạ
dòng sông thù hận
đã tự nhiên biến mất.
Texas tháng 6 năm 2014
Phạm Đức Nhì
Chú Thích:
1/ “Hà Nam Tam Kiệt” gồm:
Trần Thị Nga, Hoàng Đức Doanh, Trương Minh Hưởng đều cư ngụ tại Phủ Lý, Hà Nam.
2/ Ở Việt Nam, “chưa được
đăng trên báo Nhân Dân” có thể là tin thật, giá trị.
3/ Một ngôi chùa rất lớn ở
Ninh Bình
4/ Trong bài thơ của mình
Hoàng Đức Doanh viết:
Bên thua, anh chiến đấu
Là chính nghĩa, khỏi bàn
Trở về trang
chính:
https://thonhipham.blogspot.com/2023/11/vai-net-ve-trang-bog-tho-pham-uc-nhi.html
Comments
Post a Comment