QUÊN HẾT VẠN SỰ ĐỜI
(Làm thơ cũng như làm tình, phải để hết tâm hồn vào cuộc chơi)
Khi anh sờ vú em
Nguyễn Văn Thiệu, Lê Duẩn,
Truờng Chinh
ai đã từng lừa dân hại nuớc
anh đã quên, quên hết
Khi anh sờ l. em
Ngô Đinh Diệm, Hồ Chí Minh
ai đáng trọng, ai đáng
khinh
anh cũng không cần biết
Khi em cầm c. anh
nó lớn lên rất nhanh
quê hương tươi xanh hay héo uá
anh cũng không nhớ
Khi c. anh mấp mé cửa l. em
vũ trụ hữu hạn hay vô biên
Chúa tạo nên
hay từ đâu mà có
anh cũng kệ cha nó
Và anh ruớn nguời lên
ruớn nguời lên
quên hết vạn sự đời
Phạm Đức Nhì
Lời Bàn Của Tác Giả
Làm thơ giống như làm tình. Phải để hết tâm hồn vào cuộc chơi. Khi lên giường với người yêu phải vứt bỏ hết, từ chí lớn trong thiên hạ cho đến những vụn vặt chén cơm manh áo trong cuộc sống hàng ngày. Có thế mới dễ bò lên tới đỉnh Vu Sơn, có thế mới có thể chết chìm trong sông Ân, bể Ái.
Với thơ cũng vậy. Nếu không để hết tâm hồn vào tứ thơ, những toan tính vị kỷ của lý trí sẽ chen vào làm khựng lại dòng chảy của thơ, làm thi sĩ cụt hứng.
Lý trí rất cần thiết cho hầu như mọi sinh hoạt của cuộc sống con người. Nhưng với thơ, nó là kẻ thù số một. Không cẩn trọng, nó sẽ len lỏi vào tận hang cùng, ngõ hẹp của tâm hồn để khi thì rù rì thuyết phục, lúc lại cao giọng hối thúc, khiến nhà thơ ngập ngừng, bối rối, nửa muốn tiến, nửa lại muốn lùi, không dám phóng tay xuống bút.
Cứ nghe lời lý trí thì khối cảm xúc của nhà thơ sẽ không phình to lên được, bởi khi đã bình tâm suy nghĩ thì hào khí ngất trời cũng xẹp dần như bong bóng bị xì hơi. Khi lý trí đã trụ ở trong lòng thì đau thương chất ngất sẽ nguôi ngoai, hận thù đằng đằng sẽ lắng xuống, tình yêu bỏng cháy sẽ nguội dần đi.
Làm thơ cũng giống ăn phở. Phải nóng hổi mới ngon. Để nguội, bánh phở trương phình ra, nước dùng đóng váng mỡ. Lúc ấy, cố nuốt cũng khó vào chứ đừng nói đến thưởng thức cái ngon, cái ngọt. Cũng vậy, cảm xúc còn nóng hổi thì câu thơ mới có hơi sức. Khi cơn (cơn điên, cơn giận, cơn ghen…) đã hạ thì bài thơ có cố viết ra cũng chỉ là cái xác không hồn.
Chỉ có lúc cao hứng, thật cao hứng, mới có thể “nói thật, nói thẳng được, nổi điên lên mà nói, nói mặc kệ thiên hạ sự, nói cóc sợ ai, không ‘quan trên trông xuống, người ta trông vào’, và lúc ấy mới có thể “viết được mấy lời kha khá” (Nguyễn thị Hoàng Bắc – Thơ Đến Từ Đâu - Nguyễn Đức Tùng).
Nguyễn Văn Thiệu, Lê Duẩn, Truờng Chinh
ai đã từng lừa dân hại nuớc
anh đã quên, quên hết
Khi anh sờ l. em
Ngô Đinh Diệm, Hồ Chí Minh
ai đáng trọng, ai đáng khinh
anh cũng không cần biết
Khi em cầm c. anh
nó lớn lên rất nhanh
quê hương tươi xanh hay héo uá
anh cũng không nhớ
Khi c. anh mấp mé cửa l. em
vũ trụ hữu hạn hay vô biên
Chúa tạo nên hay từ đâu mà có
anh cũng kệ cha nó
Và anh ruớn nguời lên
ruớn nguời lên
quên hết vạn sự đời
KỸ
THUẬT THƠ:
1/ Thơ Mới Biến Thể, phân mảnh đứt đoạn/ Tứ thơ không có dòng chảy.
2/ Vần: Vần chân là chính, chỗ đậm chỗ nhạt, vừa ngọt
3/ Số chữ trong câu: Thay đổi với biên độ trung bình
4/ Dòng âm điệu: Không có dòng âm điệu
5/ Nhịp điệu: Tương đối uyển chuyển
6/ Độ dài: 108 chữ
7/ Cảm xúc tầng 1 (đến từ câu chữ, biện pháp tu từ): Mạnh vì Tục
8/ Cảm xúc tầng 2 (đến từ bố cục, thế trận): Mạnh
9/ Hồn thơ: Tùy bạn đọc
Diễn Đọc Thơ
Kén khán giả. Nhưng gặp đúng người "hợp gu" đọc rất hào hứng.
Trở về trang
chính:
https://thonhipham.blogspot.com/2023/11/vai-net-ve-trang-bog-tho-pham-uc-nhi.html
Comments
Post a Comment